UBND Huyện Vũng Liêm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT XÃ NÔNG THÔN MỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠT CHUẨN HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 19/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 10 xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã nông thôn mới kiểu và xây dựng 10 ấp nông thôn mới kiểu mẫu. Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Đồng thời quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Vũng Liêm chung sức xây dựng nông thôn mới”. Trong thời gian qua các cấp ủy, chính quyền đã tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đến nay huyện thực hiện cơ bản đạt 18/19 xã nông thôn mới. Trong đó có 07 xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 21 ấp nông thôn mới kiểu mẫu.

Định hướng đến cuối năm 2025 huyện cơ bản xây dựng đạt chỉ tiêu xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục. . . cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn. Sản xuất và tiêu thụ nông sản, giải quyết việc làm tương đối ổn định, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người/năm. Môi trường sinh thái được giữ gìn và phát huy theo hướng “sáng, xanh, sạch, đẹp”, an ninh trật tự xã hội giữ vững, ổn định. . . Bộ mặt nông thôn thật sự thay đổi trở thành nông thôn bình yên và đáng sống. Tuy nhiên việc duy trì, giữ vững và nâng chất tiêu chí đã đạt chưa đạt yêu cầu nhất là thực hiện các tiêu chí về giao thông, giáo dục, thu nhập, môi trường, an ninh trật tự…đồng thời việc nâng chất tiêu chí cũng làm tiền đề để xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới giai đoạn 2026-2030, do đó cần định hướng một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Để nâng chất xã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung vào việc duy trì và nâng chất các tiêu chí đã đạt, đồng thời nâng cao chất lượng sống của người dân, hướng tới nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu giai đoạn 2026-2030 với giải pháp cụ thể:

Củng cố và duy trì các tiêu chí đã đạt: Thường xuyên kiểm tra các tiêu chí nông thôn mới, phát hiện và xử lý kịp thời những tiêu chí có nguy cơ không duy trì được. Xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng từng tiêu chí như hạ tầng, giáo dục, y tế và môi trường… Tăng cường huy động nguồn lực đảm bảo nguồn vốn đầu tư duy trì các công trình và dịch vụ công cộng.

– Phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập: Khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, xây dựng mã số vùng trồng, sản phẩm OCOP. Xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, tổ hợp tác và liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản. Hỗ trợ người dân và thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

– Phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nâng cấp hạ tầng giao thông, bảo dưỡng, mở rộng đường giao thông nông thôn, đảm bảo kết nối thuận lợi giữa các khu vực. Cải thiện cơ sở giáo dục và y tế: đầu tư nâng cấp trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, trang bị đầy đủ thiết bị và nhân lực. Khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ số trong giáo dục, y tế và các hoạt động kinh doanh.

– Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường: Phát động các phong trào văn hóa, thể thao, xây dựng gia đình văn hóa, ấp nông thôn mới kiểu mẫu. Mở rộng các chương trình đào tạo nghề, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, và hành chính công; Xây dựng các mô hình xử lý rác thải tại nguồn, khuyến khích tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa. Đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh, hoa kiểng bảo vệ môi trường sống “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

– Phát huy vai trò của người dân và cộng đồng: Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc nâng cao chất lượng nông thôn mới. Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc giám sát, đóng góp ý kiến và tham gia các dự án tại địa phương. Xây dựng ý thức tự quản, tự duy trì và phát triển các công trình cộng đồng.

Để thực hiện đạt mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, huyện cần tập trung một số giải pháp toàn diện và hiệu quả, kết hợp giữa sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự tham gia của người dân, các nguồn lực từ nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để đầu tư xây dựng đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2026-2030, với một số giải pháp cụ thể sau:

Quy hoạch và định hướng phát triển: Quy hoạch phát triển huyện theo hướng bền vững, đảm bảo đồng bộ giữa các xã và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Xác định rõ vai trò của từng xã (xã nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) để phát huy lợi thế địa phương. Tập trung hoàn thành các tiêu chí như: hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, thu nhập, môi trường…

– Phát triển kinh tế địa phương: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bền vững như: ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, chế biến nông sản và các lĩnh vực kinh tế địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

– Phát triển hạ tầng nông thôn: Xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo đường giao thông liên xã, liên ấp được bê tông hóa, kết nối thuận lợi. Phát triển các công trình cung cấp nước sạch, xử lý rác thải và nước thải đồng bộ, hiệu quả. Đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao để nâng cao đời sống tinh thần. Bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch đẹp.

– Tập trung huy động nguồn lực: Ưu tiên nguồn vốn từ chương trình nông thôn mới để đầu tư cho các công trình trọng điểm. Huy động sự đóng góp từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.

– Tăng cường sự tham gia của người dân: Đảm bảo người dân nắm rõ các kế hoạch, dự án trong xây dựng huyện nông thôn mới để tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Đồng thời tuyên truyền, vận động phát huy vai trò chủ động của người dân trong các hoạt động phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Tóm lại, việc nâng chất các xã đạt chuẩn nông thôn mới và định hướng xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 sẽ góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn huyện Vũng Liêm ngày càng hiện đại, giàu đẹp, văn minh.

                                                                                                                                            Lê Văn Thăm

                                                                                     HUV, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm

Chia sẻ ngay:

Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm

Đơn vị chủ quản : Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm

Hotline: 02703.970.609

Email: banbientap@vinhlong.gov.vn

Địa chỉ: Ấp Xuân Minh 1, Xã Trung Thành, Huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long

Tài liệu khác