A. Phòng Nông nghiệp và PTNT
A. Phòng Nông nghiệp và PTNT
I. Vị trí và chức năng
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Phòng) có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân huyện:
- Dự thảo quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các nội dung nhiệm vụ về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo quy định;
- Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:Dự thảo các văn bản về lĩnh vực, chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; công tác phòng, chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn huyện.
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình thủy lợi theo phân cấp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi thuộc các xã, thị trấn quản lý;
- Phối hợp tổ chức bảo vệ đê bao, các công trình thủy lợi theo phân cấp, công trình nuôi trồng thủy sản, công trình cấp, thoát nước nông thôn, công trình phòng, chống thiên tai; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; báo cáo Ủy ban nhân dân huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, hợp tác xã và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn; phát triển và quản lý các sản phẩm theo chương trình OCOP, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất và an sinh nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn.
- Tổ chức hoạt động thống kê, kê khai phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định; thống kê diễn biến đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản; thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Quản lý về chất lượng, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản; vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
- Quản lý về công tác khuyến nông, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện theo quy định.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý cho công chức các xã, thị trấn về nông nghiệp và phát triển nông thôn, mạng lưới cộng tác viên các xã, thị trấn theo quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng.
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng, chống thiên tai; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài sản, các phương tiện làm việc, tài chính và ngân sách được giao; quản lý công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức
- Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân huyện; Chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng được quy định tại Điều 6 Nghị đinh số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố và khoản 4, Điều 1 Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
- Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng Phòng được Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng. Số lượng Phó Trưởng phòng do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
B. TRẠM TRỒNG TRỌT và BVTV
I. Chức năng
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Vũng Liêm là đơn vị trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, có chức năng tham mưu, giúp Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành, thực hiện pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, các dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn huyện.
Trạm có trụ sở làm việc, con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ
- Tham mưu giúp Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm trong việc triển khai thực hiện pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật; các văn bản của cấp có thẩm quyền về trồng trọt, bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật; hướng dẫn thực hiện kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Về sản xuất trồng trọt:
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn;
- Hướng dẫn thực hiện các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về phân bón; dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón hàng vụ, hàng năm trên địa bàn huyện; hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Về Bảo vệ thực vật:
- Tổ chức điều tra phát hiện, dự tính dự báo sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn huyện, thông báo kịp thời cho Chi cục trưởng và UBND huyện; xây dựng kế hoạch về bảo vệ thực vật và tổ chức chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại bảo vệ sản xuất trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng đúng kỹ thuật; hướng dẫn thu gom và xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định.
- Phối hợp thực hiện biện pháp kiểm dịch nội địa, xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trên địa bàn huyện theo phân công của Chi cục trưởng. Phối hợp thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón hữu cơ và phân bón khác; công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, hướng dẫn hoạt động của đội ngũ nhân viên kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật cấp cơ sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, UBND huyện Vũng Liêm theo quy định.
- Thực hiện quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.
C. TRẠM CHĂN NUÔI THÚ Y VÀ THUỶ SẢN
- Tham mưu Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và thủy sản xây dựng và thực hiện các công tác quản lý nhà nước và phát triển chăn nuôi, thú y và thủy sản trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT tham mưu ban hành, trình UBND cấp huyện thị xã, thành phố ban hành các văn bản cá biệt về chăn nuôi, thú y và thủy sản
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện, TX, TP; Phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thú y và thủy sản.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định; báo cáo về Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản, Phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động của Trạm theo yêu cầu của Chi cục.
- Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y thủy sản theo phạm vi được phân công.
- Phối hợp Trạm chẩn đoán xét nghiệm thực hiện lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y; thẩm định kiểm tra điều
kiện buôn bán thuốc thú y đối với đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thủy sản và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật tại địa bàn phụ trách. - Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý động vật bệnh, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y an toàn thực phẩm
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: tham mưu, giúp Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản, Phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.
- Về chăn nuôi: tham mưu Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản xây dựng quy hoạch chăn nuôi; triển khai thực hiện các dự án điều tra cơ bản về chăn nuôi.
- Quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chăn nuôi: tham mưu quy hoạch, hướng dẫn và quản lý hoạt động các cơ sở giết mổ, chế
biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương; tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi; đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn. - Quản lý các đối tượng hoạt động lĩnh vực hành nghề dịch vụ thú y trên địa bàn quản lý.
- Quản lý tổ chức, biên chế viên chức, tài chính, tài sản thuộc Trạm theo phân cấp của Chi cục trưởng và theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, biên chế viên chức, tài chính, tài sản thuộc Trạm theo
phân cấp của Chi cục trưởng và theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý.
- Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức thuộc Trạm Chăn nuôi Thú y và Thủy sản.
- Chương trình, dự án về chăn nuôi: tham gia thẩm định và triển khai thực hiện.
- Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại gốc để lưu thông trong nước
- Tổ chức thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước.
- Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ
chế lưu thông trên thị trường; thức ăn chăn nuôi; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, sơ chế động vật thuộc phạm vi quản lý được phân công. - Phối hợp kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ
chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; Hướng dẫn, giám sát thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật. - Tham mưu việc cấp và thu hồi trang phục kiểm dịch; thu hồi thẻ kiểm dịch viên động vật, biển hiệu kiểm dịch động vật.
- Phối hợp với các Phòng, Trạm thuộc Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản thẩm định địa điểm, điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình xây dựng cơ sở
giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật. - Tổ chức quản lý việc thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí.
- Bảo quản, xử lý hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý.
- Quản lý các cơ sở buôn bán thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản và tham gian Kiểm tra điều kiện buôn bán thuốc thú y của các cơ sở trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện công tác Cải cách hành chính; phối hợp Phòng chuyên môn giải quyết TTHC; văn thư; lưu trữ…
- Phối hợp Phòng chuyên môn thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp
luật về lĩnh vực quản lý theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao./.
D. TRẠM KHUYẾN NÔNG
I. Vị trí và chức nǎng
Trạm Khuyến nông huyện Vũng Liêm là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long, tham mưu đề xuất cho Giám đốc Trung tâm và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trộng thủy sản, thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, tư vấn dịch vụ, xúc tiến thương mại và hợp tác công tư (PPP) trong hoạt động khuyến nông của đơn vị trên địa bàn huyện Vũng Liêm.
Trạm Khuyến nông huyện Vũng Liêm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức ,biên chế trực tiếp từ Giám đốc Trung tâm; chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ từ Phó Giám đốc Trung tâm được Giám đốc phân công bằng văn bản; chịu sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vũng Liêm về triển khai các hoạt động của Trạm trên địa bàn huyện. Đồng thời phối hợp cùng các Phòng chuyên môn, Trạm Khuyến nông trực thuộc thực hiện các nhiêm vụ đuợc giao.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1 Tham mưu, đề xuất cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm và Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp xây dựng chương trình, dự án khuyến nông giai đoạn từ 2 đến 3 năm, kế hoạch hoạt động khuyến nông hằng năm thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với tiềm năng lợi thế tại địa phuơng;
2.2 Tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch các chương trình, dự án khuyến nông (xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hội thảo, tham quan học tập …) trên địa bàn huyện được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp giao đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt; các nhiệm vụ thuộc sự nghiệp khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn do UBND, PhòngNông nghiệp & PTNT huyện Vũng Liêm điều động hoặc phối hợp với các công ty doanh nghiệp thông qua hợp đồng tư vấn, dịch vụ để thực hiện;
2.3 Nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh chăm sóc và tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa phương; đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất theo kế hoạch của Trung tâm và của dia phuong.
2.4 Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các hội, đoàn thể ở địa phương như: Tram Trông trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu1 chiến binh thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững vàphòng chống thiên tai dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ở địa phương.
2.5 Chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện để đấy mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạ ng hóa dịch vụ khuyến nông nhằm huy động nguồn lực nâng cao hiệu quảcho hoạt động khuyến nông.
2.6 Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối hợp tô chức sản xuất, chuyển giao công nghệ cho nông dân tao mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc tiêu thụ nông sản.
2.7 Xây dựng và tham mưu cho Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vũng Liêm phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác khuyến nông tháng, quý, năm, hướng dẫn nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ, quản lý về mặt chuyên môn,theo dõi, đôn đốc hoạt động của những người tham gia thực hiện công tác khuyến nông cơ sở.
2.8 Tham gia xây dựng và chuẩn hoá các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ công tác kkhuyến nông và các ấn phẩm truyền thông khác.
2.9 Phối hợp với các địa phương thực hiện công tác chiêu sinh, tổ chức mở lớp vàtham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao đlộng nông thôn dưới 3 tháng theo kế hoạch của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và các lớp phối kết hợp với Trung tâm dạy nghề, các tổ chức đoàn thế trên địa bàn huyện Vũng Liêm.
2.10 Trực tiếp tham gia và phối hợp chiêu sinh các lớp đào tạo huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật làm công tác khuyến nông cơ sở (cán bộ,CTV KNBVTV,CTV TY-TS) và nông dân trên địa bàn huyện Vũng Liêm theo kế hoạch của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp;
2.11 Tham gia thực hiện hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông và xúc tiến thương mại theo kế hoạch của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
2.12 Cập nhật và thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, phố biến điễn hình tiên tiến sản xuất giói trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
2.13 Tham gia xây dựng, hỗ trợ Câu Lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, nhóm liên kết trên địa bàn huyện Vũng Liêm hoạt động có hiệu qua.
2.14 Thông tin, báo cáo kip thời tình hình thực hiện chương trình, dự án, kếhoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của nông dân cho Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cho Uỷ ban Nhân dân huyện Vũng Liêm và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vũng Liêm.
2.15. Quản lý, sử dụng tài sản được giao cho Trạm theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
2.16 Thực hiện chế độ báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm về kết quả hoạt động của trạm theo quy định về thời gian, nội dung của Trạm gởi về Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp (Phòng Hành chính – Tổng hợp),phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vũng Liêm.
2.17 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹthuật nông nghiệp phân công.
Giá trị cốt lõi và Văn hóa HKB
HKB tập trung vào 6 giá trị cốt lõi sau, nhằm mang lại sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, sự tin tưởng, tôn trọng và gắn kết hợp tác lâu dài của đối tác, môi trường làm việc năng động và sáng tạo, đoàn kết cho nhân viên để đạt được mục tiêu chung là mang lại giá trị cho cộng đồng, xã hội, đóng góp vào sự thịnh vượng của nền kinh tế nước nhà.
Lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho sự thành công.
Cam kết trung thực, lời nói đi đôi với hành động. Nói gì làm đó, làm gì nói đó.
Luôn kiên trì và nỗ lực để đạt được mục tiêu với tư duy "Không có gì là không thể!"
Tất cả mọi người đều là cộng sự, luôn yêu thương chân thành, giúp đỡ nhau.
Mỗi Finomer luôn tự ý thức để nỗ lực học tập, phát triển, tự cải thiện mình.
Luôn có trách nhiệm với công việc, không đổ lỗi và cam kết với lời hứa của mình.
NGUYÊN TẮC CỐT LÕI
HKB luôn tập trung nâng cao chuyên môn và nâng cao năng lực của đội ngủ nhân viên, phát triển hợp tác bền vững với những đối tác tiềm năng và mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, giá thành hợp lý nhất và an toàn với sức khỏe của quý khách hàng. Sự hài lòng của quý khách hàng là động lực để chúng tôi tiếp tục phát triển.
LỢI NHUẬN
BỀN VỮNG
Finom phát triển chiến lược bền vững, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, chú trọng trách nhiệm đối với lao động, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư.
CỘNG ĐỒNG
BỀN VỮNG
Finom tập trung phát triển những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và đồng hành với cộng đồng, đặc biệt với người nông dân.
CỘNG SỰ
BỀN VỮNG
Thúc đẩy tinh thần đồng đội, chia sẻ lợi ích, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Cam kết đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự.
HÀNH XỬ
MINH BẠCH
Minh bạch trong hoạt động kinh doanh, minh bạch với nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, người lao động và thượng tôn pháp luật.
THÔNG ĐIỆP TỪ NHÀ SÁNG LẬP
Với hơn 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ một quốc gia xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, từ các thị trường truyền thống sang các thị trường khó tính. Tuy nhiên, mức độ áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường còn hạn chế do thiếu nguồn thông tin đúng đắn hay chỉ được ứng dụng tập trung bởi các “đại gia” nông nghiệp nắm nhiều nguồn lực trong tay, về vốn, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận công nghệ.
Finom ra đời với nỗ lực cung cấp những giải pháp tiên tiến và hiệu quả nhất để phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp đến thị trường Việt Nam. Chúng tôi mong muốn góp một phần công sức để giúp nâng cao chuỗi giá trị của nông sản Việt trên trường quốc tế và đồng thời, cải thiện cuộc sống của người nông dân. Đó là sứ mệnh mà chúng tôi sẽ luôn đeo đuổi.
Trân trọng cảm ơn.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Độ mặn đầu năm 2025 “lên cao – vào sâu – lâu ra”
Trong những này cuối năm 2024 đầu năm 2025 độ mặn xuất hiện trên sông Cổ Chiên địa phận huyện Vũng Liêm lúc 16 giờ 00 ngày 27/12/2024 tại Vàm Nàng Âm (xã Trung Thành Đông) là 2,7 phần nghìn, tại Vàm Vũng Liêm 2,5 phần nghìn, tại chợ Vũng Liêm 0,0 phần nghìn, kéo dài đến lúc 16 giờ
Tin xâm nhập mặn
Hiện nay nước mặn đã xâm nhập địa phận huyện Vũng Liêm, kết quả đo được độ mặn xuất liện lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 tại vàm Nàng Âm xã Trung Thành Đông là 1,9 phần nghìn, vàm Vũng Liêm 1,5 phần nghìn, chợ Vũng Liêm 0,0 phần nghìn. Độ mặn có chiều hướng tăng lên trong những